Báo Mỹ CNN ca ngợi nhà hàng Michelin ở Việt Nam
2024 được xem là năm đáng nhớ của Ốc Thanh Vân khi cô quyết định đưa các con trở về Việt Nam sinh sống sau một năm ở Úc. Chính vì có quãng thời gian xa quê hương nên nữ diễn viên càng cảm nhận rõ rệt hơn sự khác biệt trong những ngày đón tết. Ngoài dành thời gian cho gia đình, cô dần trở lại các sự kiện giải trí, tham gia sân khấu kịch để thỏa niềm đam mê với nghề.Chia sẻ với chúng tôi, nữ diễn viên thừa nhận chưa bao giờ cô xuất hiện ở các sự kiện giải trí nhiều như giai đoạn cuối năm 2024. Bởi những năm trước, cô bận rộn với sân khấu lẫn công việc riêng trong gia đình nên không đủ thời gian đến ủng hộ các đồng nghiệp. Cô bộc bạch: “Nhiều khi lịch trình chồng chéo nhau nên tôi cũng khó sắp xếp, trong khi bản thân cũng vướng việc chăm sóc các con nữa”. Hiện tại, do Ốc Thanh Vân mới trở lại công việc nên mọi thứ không đến mức dày đặc. Nhờ vậy nên cô dành thời gian đến ủng hộ các dự án mới của đồng nghiệp. Cô tâm sự: “Tôi rất nhớ mọi người. Trước đó, tôi cũng có vài năm giảm bớt hoạt động của làng giải trí để có thời gian cho bản thân và gia đình. Đây là thời điểm tôi sung sức nhất để trở lại với công việc và đến để chúc mừng những đồng nghiệp của mình”. Cũng theo nữ diễn viên, khi đã xác định làm nghệ thuật bằng cả tấm lòng, cô “không nghĩ quá nhiều đến chuyện mình phải làm gì, cứ thế mà sống với nghề nghiệp của mình thôi”. Nữ diễn viên tâm tình: “Tôi đã sống với công việc này từ ngày tôi rất trẻ, đến bây giờ đã đi được một quãng rất dài rồi. Không phải xa quê để nhận ra mình yêu công việc thế nào, mà điều đó nó tự động đến với tôi một cách tự nhiên. Nó đến khi tôi đang rửa chén, lúc tôi đang giặt đồ và đến vào những lúc tôi đang làm việc, trong khoảnh khắc mà tôi tạm quên mình là một nghệ sĩ”.Vì quan niệm trong cuộc đời sẽ có lúc phải đứng trước những sự lựa chọn nên Ốc Thanh Vân không trăn trở hay luyến tiếc về quãng thời gian đã qua, kể cả khi công việc nghệ thuật của cô bị giãn ra, không sôi động như trước. Bởi theo người đẹp 8X, đó là giai đoạn cô muốn dành thời gian cho các con nên cứ làm mọi thứ một cách say mê.“Nhưng tôi làm nhiều đến nỗi một ngày tôi nhận ra mình đã bị mất cân bằng. Tôi làm nghệ thuật, ra xã hội rất nhiều và nếu chỉ loanh quanh trong bếp, cách ly hoàn toàn với những nơi mình từng làm việc, giao lưu thì cảm giác mất cân bằng đó, dù mình chối bỏ thì nó cũng đến”, cô kể. Nữ diễn viên cho biết giai đoạn đầu, cảm giác mất cân bằng chỉ xuất hiện thoáng qua, nhưng sau đó lại đến rất dữ dội. Chính điều đó giúp cô nhận ra rằng "nếu như mình cứ loay hoay trong chuỗi vất vả không hồi kết này, có lẽ mình sẽ bị khủng hoảng mất thôi”. Cô bật mí: “Khi nhận ra điều đó, tôi quyết định nói với các con rằng 'mẹ đang cảm giác như vậy đó'. Các bé rất lắng nghe và sau đó mấy mẹ con có quyết định dọn hành lý, trở về nơi mình thuộc về”. Vừa về Việt Nam, Ốc Thanh Vân tất bật trở lại với sân khấu kịch bằng vai diễn trong vở Căn phòng câm lặng, thay vì dành thời gian nghỉ ngơi. Nữ diễn viên nói đây là cách bản thân tự chữa lành và cân bằng cảm xúc bên trong mình sau quãng thời gian sinh sống nơi xứ người.Nhà văn Pháp từng viết hàng trăm phiên bản cho một bộ sách sẽ đến Việt Nam
Ngày 25.2, TAND tỉnh Kon Tum mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo A Nhat (33 tuổi) và A Kan (26 tuổi, cùng ở thôn Plei Rơ Hai I, P.Lê Lợi, TP.Kon Tum) về tội giết người. Trong đó A Nhat là bị cáo đâm chết em ruột.Theo cáo trạng, tối 23. 3.2024, A Nhai (29 tuổi, em trai A Nhat) đi nhậu về, xảy ra cãi vã với ông A Nhên (61 tuổi, cha ruột A Nhai). Không muốn cãi nhau với con trai, ông A Nhên bỏ đi.A Nhai liền lấy một con dao đến chửi bới, đòi tiền mẹ ruột là bà Y Ranh (58 tuổi). Thấy vậy, A Kan (bạn của A Nhat) đang chơi tại đây gọi A Nhat dậy và nói "A Nhai đang đập phá nhà kìa, dậy đập nó đi".Thấy em trai đang cầm rựa đập phá cửa sổ nhà của bố mẹ, A Nhat nhờ A Kan lấy dao cho mình. Ngay sau đó, A Kan vào nhà bếp lấy 1 con dao đưa cho A Nhat. A Nhat cầm dao đến nói chuyện với A Nhai rồi xảy ra xô xát, ẩu đả.Hậu quả, A Nhai bị A Nhat dùng dao đâm trúng vào hông bên trái, thấu bụng thủng thận bên trái dẫn đến mất máu cấp gây tử vong sau đó. HĐXX nhận định hành vi của A Nhat đã xâm phạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm về tính mạng của con người, gây mất trật tự an toàn xã hội. Còn A Kan đã không can ngăn mà còn lấy dao đưa cho A Nhat nên đóng vai trò là người đồng phạm giúp sức cho A Nhat. Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt A Nhat 15 năm tù, A Kan 13 năm tù về tội giết người.
Thay sedan, SUV và MPV trở thành chủ lực doanh số của nhiều hãng xe
Theo cập nhật từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giảm thêm 8 USD so với cuối năm 2024 và hiện chỉ còn 473 USD. Tương tự, gạo 25% tấm giảm 16 USD còn 438 USD/tấn. Đây đều là mức giá thấp nhất trong khoảng 2 năm qua. Xu hướng này khiến nhiều nông dân ĐBSCL lo lắng khi đang bước vào vụ thu hoạch lúa lớn nhất trong năm.Giá gạo xuất khẩu giảm kéo giá lúa nội địa giảm từ 300 - 500 đồng/kg so với cuối năm 2024. Cụ thể như, lúa giống ĐT8 chỉ còn bình quân từ 8.700 - 8.900 đồng/kg, OM 5451 dao động từ 8.300 - 8.500 đồng/kg, lúa Nhật từ 7.800 - 8.000 đồng/kg…Tương tự Việt Nam, gạo 5% của Thái Lan cũng giảm 1 USD về mức 498 USD/tấn; cao nhất trong số 4 nguồn cung gạo lớn nhất thế giới. Còn gạo cùng phẩm cấp của Pakistan giảm 4 USD xuống còn 450 USD/tấn. Trong khi đó, gạo Ấn Độ lại ngược chiều thế giới khi tăng 3 USD lên 451 USD/tấn.Theo các doanh nghiệp, không chỉ gạo 5% tấm mà các loại gạo thơm của Việt Nam cũng đang trong giai đoạn giảm giá mạnh và rơi khỏi mốc 600 USD/tấn. Một số loại phổ biến như ĐT8 chỉ còn khoảng 590 USD/tấn và OM 5451 là 570 USD/tấn. Giải thích về tình trạng này, ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), cho biết: Về thị trường, do vừa kết thúc năm 2024, các nước nhập khẩu lớn như Philippines và Indonesia vẫn chưa có kế hoạch cho năm mới 2025. Trong khi đó, vụ đông xuân sớm của Việt Nam đã bắt đầu cho thu hoạch ở một số nơi nên nguồn cung lúa gạo nguyên liệu tăng trở lại. Đông xuân cũng là vụ thu hoạch lớn nhất trong năm của Việt Nam nên các nhà nhập khẩu cũng muốn chần chừ để chờ mức giá tốt hơn. So với cùng kỳ năm 2024 thì năm 2025 nguồn cung gạo trên thế giới có sự quay trở lại của thị trường Ấn Độ; yếu tố này tác động mạnh đến giá gạo xuất khẩu thế giới.Đối với thị trường Philippines - nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, mỗi tháng nước này cần nguồn gạo nhập khẩu khoảng 350.000 tấn để phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. "Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, các doanh nghiệp nước này sẽ quay lại thị trường, khi đó đà giảm có thể sẽ bị chặn lại", ông Trọng dự báo.Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2025 Philippines tiếp tục tăng nhập khẩu gạo và đạt con số kỷ lục đến 5,4 triệu tấn. Thị trường Philippines rất thích ăn gạo Việt Nam nhờ chất lượng tốt, giá cả hợp lý và đặc biệt là tính tươi mới của sản phẩm.
Viện KSND Q.5 đã hoàn tất cáo trạng, truy tố thêm 2 bị can Cao Trường Sơn (56 tuổi), Nguyễn Đức Trịnh (51 tuổi) về tội “vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”. Bị can Sơn và Trịnh bị khởi tố, truy tố sau nhiều lần TAND Q.5, TAND TP.HCM kiến nghị, trả hồ sơ vì cho rằng bỏ lọt tội phạm.Cùng vụ án, trước đó, cơ quan tiến hành tố tụng Q.5 chỉ khởi tố, truy tố ông Nguyễn Văn Đạt (69 tuổi). Vì vậy, năm 2023, khi xét xử sơ thẩm lần 2 đối với ông Đạt, TAND Q.5 đã tuyên ông Đạt 1 năm 6 tháng tù treo, đồng thời kiến nghị, đề nghị Viện KSND Q.5, Viện KSND TP.HCM làm rõ, xem xét xử lý trách nhiệm hình sự đối với Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, tránh bỏ lọt tội phạm. Sau đó, Viện trưởng Viện KSND TP.HCM kháng nghị bản án này, cho rằng lỗi chính tai nạn giao thông là do ông Đạt, nhưng Cao Trường Sơn và Nguyễn Đức Trịnh có lỗi khi cả hai không chấp hành tín hiệu đèn, vượt đèn đỏ. "Dù Sơn có tỷ lệ thương tích 47%, Trịnh 79% nhưng cả hai đều có lỗi và là một phần nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn giao thông làm bà Lê Thị Bông chết, gây thương tích 40% cho Lê Tuấn Anh Khoa nên cần xử lý theo quy định pháp luật", kháng nghị nêu.Ngày 30.1.2024, TAND TP.HCM xét xử phúc thẩm lần 2, chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND TP.HCM, kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn Đạt về việc xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh, nhằm tránh bỏ lọt tội phạm. Năm 2021, TAND TP.HCM từng hủy án 1 lần vì xác định lỗi gây tai nạn giao thông là lỗi hỗn hợp của ông Đạt, Cao Trường Sơn, Nguyễn Đức Trịnh. Tuy nhiên, Viện KSND Q.5 và Công an Q.5 vẫn giữ nguyên quan điểm. Theo cáo trạng mới nhất tháng 1.2025, khoảng 6 giờ 5 phút ngày 5.3.2018, ông Đạt lái xe khách 29 chỗ đi trên đường Võ Văn Kiệt, hướng từ Cao Văn Lầu (Q.6) về đường Nguyễn Tri Phương (Q.5).Khi ông Đạt lái xe đến giao lộ Võ Văn Kiệt - Hải Thượng Lãn Ông, thì xe máy của Cao Trường Sơn đang lưu thông cùng chiều bên phải xe của ông Đạt chuyển hướng rẽ trái (dù đang đèn đỏ - PV) vào đường Hải Thượng Lãn Ông, ngay trước đầu xe do ông Đạt điều khiển.Cáo trạng phân tích, ông Đạt lái xe với tốc độ nhanh (khoảng 55,21 km/giờ - 58,46 km/giờ; trong khi tốc độ cho phép là 60 km/giờ), không làm chủ được tốc độ nên khi va chạm với xe của Cao Trường Sơn, ông đã bẻ tay lái sang bên trái hướng về đường Hải Thượng Lãn Ông, và tiếp tục va chạm vào xe máy do Nguyễn Đức Trịnh đang điều khiển chở phía sau 2 người, đang đi từ đường Hải Thượng Lãn Ông chuyển hướng rẽ trái, vượt đèn đỏ ra đường Võ Văn Kiệt.Vụ tai nạn làm 1 nạn nhân ngồi sau xe máy do ông Trịnh chở tử vong là bà Lê Thị Bông, ông Trịnh bị thương tật 79%, và ông Sơn bị thương tật 47%, Lê Tuấn Anh Khoa thương tật 40%.Theo cáo trạng, ông Đạt có lỗi khi chạy xe qua khu vực giao lộ nhưng không làm chủ tốc độ, thiếu chú ý quan sát, không đảm bảo an toàn, lưu thông không đúng phần đường gây tai nạn. Lỗi của hai bị can còn lại được xác định: ông Cao Trường Sơn khi đến giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt đã cho xe vượt đèn đỏ rẽ trái vào đường Hải Thượng Lãn Ông nên va chạm với xe ô tô do ông Đạt lái; còn ông Nguyễn Đức Trịnh khi đang đứng ở giao lộ Hải Thượng Lãn Ông - Võ Văn Kiệt, chờ tín hiệu để rẽ trái về đường Võ Văn Kiệt (hướng về Q.1), dù đèn tín hiệu đang đèn đỏ nhưng Trịnh vẫn cho xe máy rẽ trái, thì lúc này xe ô tô do ông Đạt lái lao đến va chạm vào xe của Trịnh đang chở 2 người.
Vườn sầu riêng trúng tiền tỉ giữa hạn mặn
Trong những năm gần đây, gacha game đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong làng game thế giới. Với cơ chế "quay gacha" để nhận phần thưởng ngẫu nhiên, dòng game này thu hút hàng triệu người chơi với hy vọng sở hữu các vật phẩm hiếm. Tuy nhiên, gacha game không chỉ mang lại sự giải trí mà còn đặt ra những câu hỏi lớn về tài chính và tính minh bạch.Thuật ngữ "gacha" bắt nguồn từ Nhật Bản, ám chỉ các trò chơi sử dụng cơ chế tương tự máy gachapon – nơi người chơi bỏ tiền để nhận đồ chơi ngẫu nhiên. Trong gacha game, người chơi dùng tiền thật hoặc tiền ảo để quay số nhằm nhận phần thưởng, từ nhân vật đặc biệt, vũ khí hiếm đến các vật phẩm trang trí.Tuy nhiên, tỷ lệ nhận được các vật phẩm hiếm trong gacha game thường rất thấp. Các tựa game như Genshin Impact, Honkai: Star Rail hay Blue Archive đều sử dụng hệ thống này để giữ chân người chơi và thúc đẩy chi tiêu. Những nhân vật 5 sao hoặc vũ khí hiếm thường chỉ có tỷ lệ xuất hiện dưới 1%, khiến người chơi dễ dàng rơi vào vòng xoáy "quay gacha" liên tục để đạt được mục tiêu mong muốn.Gacha game khéo léo khai thác tâm lý người chơi thông qua các hiệu ứng như "đầu tư đã bỏ ra" (sunk cost fallacy). Khi đã đầu tư một khoản tiền hoặc thời gian nhất định, người chơi thường khó từ bỏ vì cho rằng việc tiếp tục quay sẽ mang lại kết quả mong muốn. Điều này tạo nên một vòng lặp chi tiêu không kiểm soát.Ngoài ra, cơ chế phần thưởng giới hạn thời gian như banner cũng tạo áp lực lớn. Trong Genshin Impact, các nhân vật hiếm chỉ xuất hiện trong vài tuần. Nếu bỏ lỡ, người chơi sẽ phải chờ rất lâu để có cơ hội quay lại. Áp lực từ thời gian và cơ chế này khiến nhiều người cảm thấy "bị ép buộc" phải nạp tiền.Hệ thống pity system (bảo hiểm thất bại) cũng là một con dao hai lưỡi. Dù nó đảm bảo người chơi nhận được vật phẩm hiếm sau một số lượt quay nhất định, nhưng đồng thời cũng khuyến khích họ tiếp tục chi tiền để đạt đến ngưỡng này thay vì dừng lại.Mặc dù gacha game mang lại niềm vui cho hàng triệu người chơi, nhưng chúng cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Một mặt, việc quay gacha tạo cảm giác phấn khích khi người chơi không biết mình sẽ nhận được gì, giống như mở một món quà bất ngờ. Mặt khác, yếu tố may rủi lại trở thành áp lực tài chính đối với nhiều người, đặc biệt là những người chơi trẻ tuổi.Theo báo cáo của Sensor Tower, các tựa game như Honor of Kings đã đạt doanh thu hàng trăm triệu USD chỉ trong tháng 10.2024. Một phần lớn doanh thu này đến từ các sự kiện trong game, nơi người chơi được khuyến khích chi tiêu mạnh tay để sở hữu các vật phẩm hoặc nhân vật giới hạn thời gian. Cơ chế này không chỉ tạo ra sức hút mà còn khiến nhiều người chơi cảm thấy bị "ép buộc" phải chi tiêu để không bị bỏ lại phía sau.Phương Thanh (1998) – Chuyên viên phần mềm chia sẻ: “Tôi thường nạp khoảng 1.5 triệu đồng mỗi lần quay gacha. Khi nhận được vật phẩm mong muốn, cảm giác rất phấn khích nhưng cũng tiếc tiền. Còn khi không nhận được, tôi bực bội và thường nạp thêm với hy vọng ‘gỡ gạc’. Tuy nhiên, sau này tôi đã từ bỏ gacha game vì cần thời gian cho công việc.”Thanh Hải (1995) – Nhân viên thiết kế thì có cách tiếp cận khác: “Tôi từng chi hơn 3 triệu đồng trong một lần để nhận nhân vật yêu thích. Nhưng tôi luôn tính toán cẩn thận trước khi nạp. Nếu không chắc chắn nhận được, tôi sẽ không chi. Banner giới hạn thời gian dễ khiến người chơi không có kế hoạch dễ bị hiệu ứng sợ bỏ lỡ (FOMO), nhưng với tôi, việc quản lý tài nguyên giúp tránh chi tiêu không cần thiết.”Cơ chế bảo hiểm có thể dẫn đến việc nạp thêm tiền khi gần đạt đủ số lượt quay cần thiết. Việc quản lý tài nguyên và giữ vững mục tiêu là chìa khóa để tránh bẫy chi tiêu.Game thủ có kinh nghiệm như Thanh Hải đưa ra lời khuyên: “Khi chơi gacha game, hãy xác định mục tiêu rõ ràng để có kế hoạch sử dụng tài nguyên hợp lý, cần hiểu rõ chơi vì sức mạnh nhân vật (meta) hay chỉ để sưu tầm. Đừng bị cuốn vào tâm lý ‘xoay thêm vài lần nữa chắc sẽ trúng’, nếu không đủ tài nguyên, tốt nhất là chờ đợi.” Phương Thanh nhấn mạnh: “Đặt ngân sách rõ ràng và tuân thủ. Đừng để cảm xúc chi phối, nếu không bạn sẽ rơi vào vòng xoáy chi tiêu không hồi kết.”Cả hai góc nhìn và dẫn chứng đều chỉ ra rằng, gacha game không đơn thuần là một hình thức giải trí, mà còn có thể là là một "bẫy tài chính" nếu người chơi không biết kiểm soát bản thân. Trách nhiệm không chỉ thuộc về người chơi, mà còn đòi hỏi sự minh bạch và trách nhiệm từ phía nhà phát triển game.Trước những tác động tiêu cực, nhiều quốc gia đã ban hành các quy định quản lý nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu rủi ro cho người chơi gacha game:Gacha game vẫn là một xu hướng quan trọng trong ngành công nghiệp game, nhưng sự tranh cãi về mặt tài chính và tính minh bạch sẽ tiếp tục định hình tương lai của thể loại trò chơi này. Để trở thành một hình mẫu kinh doanh bền vững, các nhà phát triển cần minh bạch hơn trong cơ chế và cam kết bảo vệ quyền lợi của người chơi. Với những người tham gia, việc tỉnh táo và kiểm soát tài chính là cách tốt nhất để biến gacha game thành một thú vui giải trí thay vì bẫy chi tiêu.